bức tranh cuối cùng đặc tả nhất của Sài Gòn trong cơn hấp hối. Xe dừng trước nhà, Gia Thư đã thấy ngàn phần lo lắng vì cửa chốt then gài. “trời ơi, mẹ con đâu rồi Chúa ơi ?!”. Tim nàng như ngừng đập, đầu óc quay cuồng. Lúc ấy, bác xích lô già nói với nàng “cô à, qua thấy cô nên lên xe để qua chạy về bến cảng lại, lỡ bà cụ còn ngoài đó thì sao ?”. Lúc này, Gia Thư mới chú ý đến người đạp xích lô, râu tóc bạc trắng, chiếc áo sờn cũ trên thân người gầy gò của ông. “dạ, con tìm ngoài đó hết nước rồi mà đâu có được ông ơi !”. Giọng ông lão, tuy quê mùa nhưng nàng thấy thật ấm lòng “qua nghĩ cô nên đi ngay bây giờ, tụi Việt cộng nó mà vào Sài Gòn là bức hại hết đồng bào mình. Tụi nó ác lắm cô ơi, vợ con qua chỉ là nông dân vô tội mà tụi nó còn không tha, huống gì gia đình lính tráng mình hả cô ?”. Nghe xong câu này, tim nàng nhói đau. Mãi sống trong sung sướng, có bao giờ nàng tiếp xúc với những người dân lao động này đâu nhưng chỉ với lần đầu tiên này, nàng thật cảm động trước lòng tốt của ông cụ. “Vậy sao ông không di tản đi ?”. Ông lão nở nụ cười hiền lành phúc hậu “qua chỉ còn cái mạng già này, sống được bao lăm nữa mà chen chúc vô kia di tản hả cô ? qua cũng muốn chóng mắt lên xem cái chế độ mới tàn ác như thế nào nhưng những thanh niên như cô thì nên đi ngay đi, nấn ná sợ không kịp đâu cô à !”. Gia Thư thấy thương quá những đồng bào chất phác của mình, họ có tội tình gì đâu nhưng hỡi ôi, sự tàn nhẫn của chiến tranh đã cướp đi của họ hạnh phúc đơn sơ của kiếp người. Cô muốn ôm chầm lấy ông lão, cô thương ông quá, tiền xe cô quên chưa trả thế mà ông vẫn cố thuyết phục cô quay lại bến tàu. Cảm xúc dâng lên mãnh liệt, Gia Thư bật khóc tức tưởi như một đứa trẻ làm ông lão giật mình. “ấy…cô”, thế rồi ông lão cúi gầm mặt, vén tay áo sờn cũ tả tơi đưa lên mặt, chắc để chậm vội những giọt nước mắt mừng tủi trên gương mặt khô cằn, ông e dè bước đến vuốt đầu Gia Thư. Nàng ôm chầm lấy ông, vỡ òa trong cảm xúc như một đứa trẻ ôm lấy ông mình. Thật cảm động ! …
Hình ảnh đó khắc họa nên tính cách nhân văn của tâm hồn người Việt. Trong giờ phút lịch sử ấy, Gia Thư đã học được bài học vỡ lòng về tình đồng bào, với một ông lão thuộc một giai cấp khác, hoàn toàn xa lạ. Ông cụ ấy, chắc đã mất từ rất lâu nhưng khi viết những dòng này, tôi cũng không khỏi bồi hồi xúc động, nguyện cầu cuộc sống ấm no sung túc cho thân quyến ông, nếu còn, cũng như cho đồng bào ta đang còn lây lất trong ngục tù CS…
• THỜI ĐẠI QỦY DỮ
11h30 ngày 30/ 4/ 1975, Đại tướng Dương Văn Minh, Tổng thống VNCH lên đài phát thanh Sài Gòn ra lệnh đầu hàng…
Bài ca tang thương cho dân tộc chính thức bắt đầu…
Tôi vẫn nhớ như in giây phút ấy, tôi lúc ấy là trung úy Tâm Lý Chiến, đang cùng anh em châm lửa hỏa thiêu những tài liệu mật. Nghe tiếng gọi buông súng đầu hàng của hèn tướng Dương Văn Minh, tim tôi như rụng vỡ. Anh em ngơ ngác nhìn nhau, sững sờ và im lặng. Có người bật khóc. Có người căm giận, gằn từng tiếng “thằng… hèn !” ( chắc ám chỉ Dương Văn Minh ). Không gian nặng nề, ai cũng như hóa đá. Trung tá Qúy, trưởng ban 2, tập họp anh em binh sĩ, độ khoảng 30 người. Giọng Bắc ấm áp của trung tá, nay thật trầm buồn “tổng thống đã ra lệnh đầu hàng, giao nộp chính quyền, tôi với tư cách sĩ quan cao nhất ở đây, thay mặt chỉ huy trưởng, truyền đạt mệnh lệnh đau lòng này cho anh em”. Chúng tôi lặng lẽ nhìn ông, không ai buồn thốt ra lời nào. “thôi anh em, cuộc chiến đã đến giây phút này, chúng ta nên chấp nhận. Bao năm bên nhau, giờ phút này, tôi hiểu thật đau lòng. Quốc gia đã không còn… anh em hãy về với gia đình…”. Nói xong, trung tá bật khóc. Chúng tôi không cầm được nước mắt, ai cũng sụt sùi. Lúc ấy, đại uý Hoàng Minh Đăng, phó ban 3, đứng thẳng hô lớn “binh sĩ… Nghiêm ! Chào trung tá… Chào !”. Chúng tôi như lò xo, đứng bật dậy, thực hiện quân lệnh răm rắp ( trung tá Qúy sau này đã hy sinh trong trại khổ sai Hoàng Liên Sơn, Yên Bái, còn đại úy Đăng đã mất vì ung thư phổi năm 1995 tại quê nhà ).
Thế đấy, cuộc chiến Vệ Quốc bao gian nguy và anh dũng nhưng cuối cùng, đã kết thúc quá chóng vánh ngoài sức tưởng tượng. Chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng, khi tiếng súng đầu tiên của quân xâm lược vang lên ( ngày 10/ 3 ) đến khi Sài Gòn thất thủ, 1 triệu quân nhân Quân Lực VNCH đã tan rã trong tức tưởi, ai oán, đổ sông đổ biển công sức trên 20 năm cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc của đồng đội, trong đó, bao người đã nhuộm máu từng tấc đất quê hương. Ôi, 20 năm và 2 tháng…
Tôi lang thang trên đường phố Sài Gòn, nhìn quang cảnh bát nháo xung quanh, lòng dạ rũ rượi. Đồng bào tôi mặt mày hớt hải, ngơ ngác như vừa thoát khỏi cơn mê. Ai cũng nhìn nhau, chẳng nói lời nào. Thật đau quá ! Gia đình tôi đã di tản hết, tôi không bao giờ hối hận vì mình đã không nghe họ, ở lại đến giờ cuối cùng của cuộc chiến. Vài ba người lướt qua nói với tôi “anh cởi quân phục ra đi, tụi nó mà thấy là bắn anh đó !”. Tiếng nói nghe như tiếng âm vang vọng về từ nơi xa xôi nào đó, tôi vẫn lững thững bước đi, bên mình vẫn đeo khẩu Colt 45. Lúc ấy, nếu có chết, tôi cũng chẳng màng. Như bao đồng đội, như bao đồng bào, tôi lết đi, thững thờ, nỗi đau quá lớn đã làm tôi vô cảm. Đi và đi, dù không biết đích đến…
Tổ quốc ơi, ta đã không còn !
. . . .
Sau này, bao người đã trút hết tội lỗi lên đầu tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Đại tướng Cao Văn Viên, tổng tham mưu trưởng quân đội, về sai lầm lịch sử của cuộc triệt thoái Tây Nguyên nhưng đối với tôi, tất cả điều đó là chưa đủ. Tôi cũng than trách họ và hơn hết, oán giận những cấp chỉ huy mà tôi từng tôn kính, đã bỏ trốn trước họng súng kẻ thù, bỏ mặc ba quân trơ trọi. Lịch sử đã đặt cho Quân Lực VNCH một cái tên thật chính xác “Đội quân Bi Tráng”. Bao người thầm ước, nếu vị tướng nào cũng như Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Lê Nguyên Vĩ, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng và Đại Tá Lê Văn Mạnh cũng như bao tử sĩ dũng cảm vô danh khác thì bao triệu người miền Nam đã không chết thảm trên biển cả và chết quằn quại ngay trong lòng dân tộc. Cuộc sống phù hoa với tiền bạc viện trợ phũ phê đã biến một số các vị tướng của ta thành những “hèn nhân vĩ đại” ngay khi tiếng súng chưa lan tới thủ đô. Tôi đang nói tới các Tướng tá, chỉ huy trưởng các đơn vị quân đội đã vội vàng di tản trước ngày 30 đen, bỏ rơi thuộc cấp của họ một cách tàn nhẫn. Nhưng cũng có biết bao tướng tá đã ở lại và oằn mình trong các trại tù khổ sai thời Trung cổ của giặc Cộng. Tất cả đều là lịch sử, mang một chân lý vĩnh cửu, chân lý oai hùng của quân dân cán chính miền Nam đã chiến đấu can đảm đến giọt máu cuối cùng nhưng ở giờ phút cuối, họ đành buông tay trước thời cuộc đảo điên, trước các tướng lãnh chủ chốt đã bỏ mặc họ ra đi.
Cuộc sống trong chế độ mới như một tấm màn sắt khổng lồ thường thấy ở các nước XHCN, buông xuống chụp lên đầu nhân dân miền Nam, sau những ngày đầu gây ảo giác “đoàn kết, hàn gắn dân tộc”. Sự lương lẹo và nham hiểm luôn là bản chất của Cộng sản. Việt Nam trở thành một nhà tù kinh khiếp, nhốt chặt chính nhân dân mình. Những ai ngây thơ, tin vào giáo điều mị dân của Cộng sản đều sáng mắt, giật đầu le lưỡi khi va chạm thực tế cùng Đảng. Sự ác nghiệt của chế độ mới đẩy 20 triệu nhân dân miền Nam, vốn sống sung túc, lâm vào cảnh dở sống dở chết. Mọi người, già trẻ lớn bé, đều biến thành những bộ xương di động. Bao nhiêu lương thực của vùng đồng bằng Nam bộ, đều được chính quyền “chuyển giao” ra Bắc để “bù lỗ” cho “các đồng chí” vốn từ lâu cũng chỉ còn da bọc xương và phần khác, là phí tổn “trả nợ” cho anh em XHCN Xô & Tàu.
Những nông dân miền Nam làm ra hạt gạo cũng chỉ còn biết mơ đến chính sản phẩm của mình. Thế là chính sách “Somali hóa” của Đảng đã “thành công rực rỡ”.
Bộ máy tuyên truyền khổng lồ của Đảng, ngày đêm nhồi nhét những luận điệu bịp bợm, xảo trá, gạt trên lừa dưới nhằm chia rẻ và che mắt nhân dân về tội ác nhãn tiền của chúng. Và hơn thế, củng cố quyền lực độc tôn trong một chế độ cực trị thời trung cổ.
Sự bạo ngược, phi nhân của cái đảng cướp Cộng sản ác ôn này đã đẩy hàng vạn gia đình lâm cảnh “chồng mất nhà tan”. Chính sách của Đảng quá thâm độc “miệng nam mô, lòng một bồ dao găm”. Hàng trăm ngàn cựu quân nhân VNCH phải trả giá đắt cho “cái tội” bảo vệ Tổ quốc của mình. Các trại tù khổ sai được núp dưới mỹ từ “trại cải tạo” để che mắt quốc tế, trong đó sinh mạng con người còn thua con chó, mọc lên từ Bắc tới Nam. Chúng không chỉ đọa đày thể xác mà còn quắt quéo tinh thần “tù binh” đến mức tàn khốc nhất. Chồng xa vợ, xa con đẩy họ vào con đường khổ hạnh của sự tra tấn tinh thần khủng khiếp nhất. Họ trở thành những tù nhân không hề có án, tù nhân của sự trả thù tàn độc và tiểu nhân nhất, của những “đồng chí” cùng dân tộc trong những trại khổ sai cùng cốc mà ở đó, năm tháng trở nên vô nghĩa. Và để thực hiện những bước tiếp theo trong chính sách nham hiểm này, CS đã phơi bày bộ mặt ác ôn mọi rợ của mình đến tận cùng. Chúng đẩy hàng trăm vạn gia đình lên những vùng đất “ma chê qủy hờn” để làm “kinh tế mới”, qua đó thực hiện hành vi “công hữu hóa”, thực chất là cướp nhà cửa, tài sản của những người bị
Thảm kịch – Truyện người lớn đêm khuya
1.6 (
5) votes