đợi chồng về. Khi thấy một người hớt hãi đội mưa đến báo hung tin, nàng sững người chết lặng. Phải đợi đến khi biển lặng, mọi người mới đưa được xác anh lên. Thật tội cho Gia Thư, nàng không còn nước mắt để khóc chồng. Cú shock quá khắc nghiệt làm nàng tê dại. Vài bữa sau, bà Lê được cho về ở chung với Gia Thư. Nhìn gương mặt thất thần của con, suốt ngày không nói năng, bà đau đớn tột cùng. Cầu mong thời gian xuất hành đến sớm để thoát khỏi nơi khổ hình này…
Người chồng ra đi quá bất ngờ như một đòn quyết định hạ gục cuộc đời vừa hồi sinh của Gia Thư. Khi Gia Thư nhìn mẹ, bà Lê hoảng hồn nhận ra trong ánh mắt thất thần kia sự mê dại. Bà rất sợ con làm bậy nên cố gắng trấn an và canh giữ suốt ngày, cho đến một hôm…
Không biết có phải đã chuẩn bị sẵn hay chưa, bà Lê vừa khóa cửa vào nhà tắm tập thể thì Gia Thư, trong trạng thái kích động, nhìn vào đứa con đang ọ ọe trên sàn. Nàng thẫn thờ bước tới bồng con. Trong đôi mắt man dại ấy, một dòng nước mắt rơi xuống ngay mặt làm đứa bé oà khóc. Tiếng khóc hài nhi như cú giật làm Gia Thư lên cơn động kinh. Nàng vội chụp lấy đứa con, ôm chặt vào lòng, sợ hãi như có ai định cướp mất đứa bé. Đứa trẻ bị ghì chặt, càng khóc inh ỏi. Gia Thư trong trạng thái hoảng loạn, vội leo cửa sổ chạy ào ra ngoài, đến mõm đá trên biển. Vài ba người nhìn thấy, họ chạy vào báo cho bà Lê. Bà hoảng hồn mặc vội đồ chạy theo. Khi lên đến mỏm đá, bà Lê và vài người khác khiếp vía thấy Gia Thư đang ôm đứa bé đứng cheo leo ngay mũi đá. Chỉ cần nhấc chân một chút là hai mẹ con sẽ lao ngay xuống vực. Phía dưới, sóng biển trào dâng từng cơn gằng xé. Bà Lê líu ríu, giọng run rẩy “Thư…Thư…ơi… quay…quay…về… đi con !”. Nàng vẫn đứng đâu lưng lại bà như chẳng hề nghe thấy. Không ai dám manh động lại gần. Họ đều biết Gia Thư đang bị kích động dữ dội. Vài người nhẹ nhàng khuyên bảo “Vào đi, Thư ơi. Đứng ở đó nguy hiểm lắm”. Người ta kéo đến ngày càng đông. Đây là mỏm đá mà nhiều cô gái đã gieo mình tự vẫn. Ban quản lý trại dự định vài ngày nữa sẽ đặt một rào chắn ngay đây, thế nhưng, dường như đã quá muộn…
Bà Lê ồm oàm như muốn khóc “Thư ơi… nghe mẹ…đi con… trời ơi… tội mẹ lắm Thư ơi… con ơi là con…”. Nói xong, bà bật khóc nức nở. Gia Thư bất ngờ quay lại. Đôi mắt nàng đỏ ngầu như kẻ điên dại. Nàng nhìn mẹ mình và mọi người len chặt xung quanh. Tiếng kêu gọi rộn trời. “Quay lại Thư ơi !”, “về đi Thư ơi, chuyện đâu còn đó !”, một ông lão ồm ồm nói “gió lạnh như vậy, đứa bé sao chịu nổi hả Thư ? thôi nghe lời ông, vào đây đi con”. Gia Thư nhìn chằm chằm ông lão, hình ảnh ông xích lô năm nào lại mồn một hiện về. “Ôi, chẳng lẽ ông ấy đây sao ?”. Nhìn từng gương mặt đang hớt hải lo lắng cho mình, Gia Thư chột dạ rơi lệ khi nhìn mẹ cô, Bà Lê đau đớn quá, không thốt ra lời, nghẹn ngào gục xuống, tay đưa lên tim vật vã. Hai người đàn bà bu vào đỡ đần bà. Họ nhìn nàng như cầu cứu “cô không thấy mẹ cô sắp chết hay sao ?”. Đôi mắt đỏ ngầu của Gia Thư chợt dịu xuống nhưng nước mắt nàng vẫn rỉ rã tuôn rơi. Lúc ấy Gia Thư đang nghĩ gì ? Nhìn thần sắc ấy, có lẽ nàng vẫn còn tỉnh táo, còn nhận biết mọi chuyện xung quanh. Những tiếng réo gọi vẫn mãi miết bên tai. Bỗng nhiên từ đâu, vài tên cảnh sát Thái Lan chạy ào đến. Chúng thổi còi giải tán đám đông và sổ một tràng tiếng Thái với Gia Thư. Mọi người náo động cả lên. Nhìn dáng vẻ hung hãn của chúng, nàng sợ hãi ôm chặt lấy đứa con. Một tên sấn tới, chĩa cây gậy vào nàng. Bà Lê chụp lấy chân hắn gào lên “Ông làm gì vậy ? Trời ơi, ông định giết con tôi sao ?”. Mọi người ồ lên phản kháng. Tên CS này đạp tay bà Lê ra. Hắn từ từ tiến tới Gia Thư, mồm vẫn lằng nhằng những tràng thổ ngữ, tay vung vẩy cây ma trắc. Vẻ hung tợn của hắn làm Gia Thư hoảng loạn. Bà Lê càng gào thét lớn lên “trời ơi, ai đó… ngăn tên này lại dùm tôi… hắn giết con tôi mất !”. Bà khóa oà lên. Một người thanh niên thấy vậy, xé hàng rào cảnh sát, chạy vào chụp tay tên chỉ huy lôi ra. Hai bên xô xát nhau. Tên này to khỏe vung cây ma trắc đập vào đầu chàng trai toét máu. Vừa thấy cảnh máu me, hình ảnh Nông tặc đập đá vào mặt “Mắt Mèo” khi xưa lại hiện về, Gia Thư rú lên kinh hoàng, cơn động kinh bùng nổ, nàng lập tức quay mặt ôm con lao ngay xuống biển…
Bà Lê vừa thấy vậy, xùi bọt mép ngất xỉu tức thì. Mọi người ào tới mỏm đá. Phía dưới, sóng vẫn ầm ào…
Ngày hôm sau, người ta vớt được xác Gia Thư. Đứa bé đã không còn dấu vết.
Gương mặt nàng làm mọi người thật ấn tượng. Dù không còn hơi thở nhưng nó mang một vẻ đẹp lạ lùng, một vẻ đẹp giá băng thật hiếm thấy.
Hai năm sau, bà Lê bốc mộ con qua Houston, Texas, Hoa Kỳ.
Cuộc sống ảm đạm với quá khứ bi thương đã đẩy bà Lê vào cuộc sống khép kín. Bà còn sống được, chẳng qua chưa thể chết mà thôi.
Năm 1995, bà chuyển sang một nơi rất lý tưởng cho cuộc sống ẩn dật, đó là Adelaide city, South Austraulia. Và như đã biết, bà về với Chúa năm 2002, thọ 73 tuổi. Tuy thế, theo chúc thư, người ta đã chôn bà sát cạnh con gái.
. . . . .
Một chiều thu, lá vàng rơi lác đác, tôi dõng bước vào nghĩa trang cô tịch. Đứng trước mộ phần Gia Thư và bà Lê, lòng xốn xang khôn tả. Từng cơn gió lạnh buốt tâm cang. Lịch sử với bao thăng trầm đã trôi vào quên lãng, những biến cố cuộc đời, âu chỉ như bóng câu qua cửa sổ, nhạt nhòa cùng tháng năm. Những gì còn sót lại, dẫu hồng tươi hay đỏ thẫm, vẫn mang trong nó, những uẩn khúc thời gian.
Đến rồi đi, giữa cuộc đời tạm bợ, ta ngậm ngùi viết nên khúc bi ca, để tưởng niệm những người KHÔNG BAO GIỜ MẤT…
“Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Đời em đã khép đi vội vàng
Tình ta cũng lấp lối thiên đàng
Như cánh chim khuất ngàn
Như cánh chim khuất ngàn
Còn mong, còn ngóng chi ngày yêu dấu
Mưa soi dấu chân em qua cầu
Theo những cánh rong trôi mang niềm đau
Lời nào yêu hết trái tim buồn
Lời nào yêu hết trái tim buồn
Xin giữ trong mắt lệ
Xin giữ trong mắt lệ
Nhòa theo từng gót chân người trong đời…”
( “MẮT LỆ CHO NGƯỜI”- Từ Công Phụng )2004
Thảm kịch – Truyện người lớn đêm khuya
1.6 (
5) votes