chân kinh.
Nghe Phượng Nữ nói tới Cửu Âm chân kinh, Vô Kỵ chạnh lòng. Chàng hỏi:
– Cửu Âm chân kinh có liên quan gì tới Cổ Mộ phái không?
Phượng Nữ trả lời:
– Tôi không biết nguồn gốc của Cửu Âm chân kinh như thế nào, và tại sao cha tôi lại biết môn đó. Nhưng tôi chắc chắn là nó không phải là võ nghệ của phái Cổ Mộ vì võ công của Lâm Triều Anh tổ sư chỉ chuyên cho phái nữ tập luyện mà thôi.
Vô Kỵ lại hỏi:
– Tại sao chỉ dành cho đàn bà con gái? Bộ đàn ông con trai không học được hay sao?
Phượng Nữ ngập ngừng một lúc rồi nói:
– Thôi được. Chúng ta đều là con nhà võ, tôi không dấu cậu làm gì. Võ công phái Cổ Mộ do tổ sư sáng lập ra gồm những tuyệt nghệ yểu điệu mà biến hoá, uyển chuyển mà tinh vi, chỉ có phái nữ mới luyện được tới mức tối cao mà thôi. Thí dụ như Ngọc Nữ Tâm Kinh độc đáo của bổn phái phải cần hai nữ môn đồ luyện tập chung với nhau, mà hai người đó đều phải trút bỏ hết y phục để khi tập luyện người sát người, điều hòa khí lực cho nhau. Và sau một thời gian tập luyện, hai người đó sẽ phát sinh ra mối liên hệ mà người thường không có được. Tất cả những đồ đệ trong phái Cổ Mộ đều rất thương yêu nhau.
Vô Kỵ nghe Phượng Nữ giảng giải như vậy thì chàng biết ra ngay tại sao các nàng Mai, Lan, Cúc, Trúc lại có những hành động đồng tình luyến ái như mình đã thấy. Và dĩ nhiên Phượng Nữ, trưởng môn của phái Cổ Mộ chỉ toàn con gái, phải có một mối tình thắm thiết hơn hết với các nàng đó. Rồi chàng lại nghĩ là chắc chắn Phượng Nữ đã biết chàng chứng kiến cảnh làm tình giữa các nàng rồi. Và câu nói vừa rồi chính là lời trần tình với chàng về trạng huống đó, thay vì đối mặt giải bày thẳng ra với nhau, để tránh đặt chàng vào một tình trạng khó sử.
Biêt ra như vậy rồi, Vô Kỵ cảm thấy thoải mái vô cùng. Những thắc mắc, nghi ngờ, hoang mang trong đầu óc chàng từ nãy đến giờ phút chốc tiêu tan hoàn toàn. Chàng nhìn Phượng Nữ với một con mắt vừa cảm phục, vừa thân thiết. Chàng thấy nàng nói như vậy là quá đủ rồi. Chàng và nàng không cần phải nói gì thêm về chuyện này nữa. Do đó, để thay đổi câu chuyện, chàng chỉ bức tranh của vị đạo sĩ trên vách đối diện mà hỏi:
– Chị Phượng cho tôi biết vị đạo sĩ này là ai vậy?
Phượng Nữ nghiêng đầu, nhìn sang bức tranh dơ bẩn đó, hai mắt nhung trở nên mơ màng:
– Đây là hình ông đạo sĩ Vương Trùng Dương, tổ sư của phái Toàn Chân đấy. Ông là người đứng đầu của Ngũ Bá trong giới giang hồ gần trăm năm trước. Lúc ông chưa làm đạo sĩ, ông là người tình của tổ sư. Tình của hai người là tình của một cặp hiệp sĩ lặn lội trên giang hồ, giữa một nam trượng phu, một nữ anh hùng. Nhưng không hiểu sao sau đó, ông ta bỏ đi trở thành đạo sĩ, mở phái cầm đầu Toàn Chân giáo. Tổ sư tức giận, cho rằng ông làm vậy vì ham danh độc tôn giữa võ lâm Ngũ bá nên người oán ông, bỏ đi lập ra phái Cổ Mộ cốt ý là không thua phái Toàn Chân.
Vô Kỵ ngạc nhiên nói:
– Nếu vậy thì tại sao lại còn dựng hình ông ta lên đây làm gì?
Phượng Nữ mỉm cười, trông đẹp đến mê hồn:
– Cậu tưởng chúng tôi đưa hình ông ta lên để thờ hay sao? Thật ra tất cả các đệ tử Cổ Mộ sau khi vái tổ sư để nhập phái thì sau đó phải qua bên đó mà khạc nhổ lên tấm tranh của ông ấy. Lệ đó là do tổ sư đặt ra đấy.
Vô Kỵ phì cười. Hèn chi bức tranh nhạt nhòe, hoá ra vì bị nhiều người khạc nhổ vào. Ông Vương Trùng Dương không biết đã làm điều gì mà bị oán đến thế. Điều đó cho biết đàn bà con gái mỗi khi đã giận ai là giận đến xương tủy, suốt đời không quên. Không phải vì các cô các bà có tính nhỏ nhen mà là vì họ yêu quá đấy mà thôi. Đúng là “thương cho roi cho vọt…” Những chuyện oán ghét khac nhổ vào hình vẽ của nhau như thế này chàng lại không cho là kì lạ, vì trong giới giang hồ còn có nhiều chuyện quái đản hơn nhiều.
Chàng lại hỏi:
– Phái Toàn Chân là phái nào mà tôi chưa hề nghe đến?
Mặt Phượng Nữ thoáng buồn, nàng trả lời:
– Ông Vương Trùng Dương cầm đầu phái Toàn Chân và đứng đầu Ngũ Bá của võ lâm Trung nguyên là liền tụ họp quần hùng chống quân Kim. Nhưng sau khi ông chết và nhà Kim bị tiêu diệt thì quân Nguyên lại cho Toàn Chân giáo phái vẫn là nơi có hại cho chúng. Do đó bọn Mông Cổ đã đem quân lên núi Chung Nam tàn sát hết những người trong Trùng Dương cung và san phẳng Toàn Chân phái rồi.
Vô Kỵ nghe thế thì nghiến răng nói:
– Quân Mông thật là ác độc, không còn tình yêu con người. Minh giáo chúng tôi nguyện sẽ đánh đuổi chúng khỏi bờ cõi nhà Hán, vĩnh viễn không cho chúng trở lại.
Phượng Nữ nghe chàng nói thì khuôn mặt yêu kiều trở nên trầm ngâm, ánh mặt lộ vẻ nhớ nhung một người nào đó, thương cảm một hình dáng nào đó. Nàng lẩm bẩm:
– “Tình yêu… Đánh đuổi quân Mông… Vĩnh viễn không trở lại…”
Vô Kỵ hỏi tiếp:
– Thế còn phái Cổ Mộ thì sao?
Phượng Nữ giật mình như mới thoát khỏi một cơn mơ. Nàng lắc đầu nhè nhẹ như muốn xua đưổi đi một chuyện đang làm nàng ray rứt, đau lòng. Nàng gượng cười nói:
– Phái Cổ Mộ cũng nằm trên núi Chung Nam với phái Toàn Chân, nhưng ở sâu trong vùng hang đá bí hiểm. Khi quân Nguyên tràn đến, chúng lục phá khắp nơi nhưng vẫn không sao tìm tới nơi Cổ Mộ đài này cho được. Thật ra phái Cổ Mộ rất bé nhỏ, ít ai biết. Từ lúc lập phái tới giờ chỉ có khoảng mười đệ tử mà phần lớn đều qui ẩn. Cậu thấy đó. Năm cỗ quan tài và năm người con gái chúng tôi là tất cả những người trong phái Cổ Mộ. Đã từ lâu, chúng tôi không còn thâu nhận đệ tử nữa. Chúng tôi chỉ sống cô độc với nhau ở trong cái hang đá lạnh lẽo, lặng lẽ này. Chẳng đi đâu cả.
Phượng Nữ nói câu cuối cùng với giọng đầy vẻ u sầu, u uất và buồn bã khiến Vô Kỵ thấy thương cảm vô cùng. Chàng hỏi tiếp:
– Chị nói không thâu nhập đệ tử mà có tới bốn cô học trò là sao?
Phượng Nữ đáp:
– Bốn nàng Mai, Lan, Cúc, Trúc là những đứa trẻ mới sanh của những nông dân nghèo nàn đem bỏ trong rừng mà mẹ tôi tìm thấy đưa về nuôi. Tuy tôi truyền võ công cho họ, nhưng tôi lại coi các nàng đó như em tôi vậy thôi.
Rồi bỗng dưng nàng tiến tới gần người chàng làm chàng hửi ngay thấy thơm như hoa lan, ngọt như mật ong (chắc là mật Ngọc Phong do nàng nuôi) mà buông thõng một lời:
– Thôi, cậu nên về nằm nghỉ. Tôi tưởng cậu chưa khoẻ nên lại tới để dùng Ngọc Nữ Tâm Kinh giúp cậu chữa trị khí lạnh. Nhưng bây giờ thì chắc không cần nữa. Chào cậu nhé.
Vô Kỵ thấy nàng chợt nhiên cắt đứt câu chuyện như vậy thì ngạc nhiên. Nhưng thấy dáng vẻ của nàng tự dưng lộ nét u buồn, xa cách thì chàng cũng không nói gì thêm, biết là nàng đang có tâm sự uẩn khúc. Chàng nhìn theo dáng người trắng toát thánh thoát trong bộ đồ đen tuyền của nàng khuất đi khỏi phòng mà động lòng thương yêu, ôm ấp.
Chàng trở về phòng nằm trên giường mà tâm trí mông lung. Một lát sau, bốn nàng Mai, Lan, Cúc, Trúc đem cháo đến cho chàng ăn. Họ ân cần săn sóc chàng mà không hề lộ vẻ e dè, nghi ngờ hoặc ái ngại gì cả. Các cô vẫn cười nói và đùa dỡn với nhau như không có chuyện gì xẩy ra. Hành động đó khiến cho chàng yên tâm, thoải mái và hoàn toàn không còn có một định kiến nào về họ nữa.
Tối đó, tắt đèn lên giường ngủ, chàng nằm yên nhìn lên khoảng đen tối mà suy nghĩ miên man. Tình cảnh một người con gái xinh đẹp não nùng sống ở một nơi thâm u cùng cốc, trong một hang đá lạnh lẽo, ảm đạm, chỉ loanh quanh với bốn ngưòi con gái, cách xa hoàn toàn với thế giới bên ngoài làm chàng thương xót. Thảo nào người nàng trắng toát, có lẽ vì sinh sống trong Cổ Mộ đài thiếu ánh sáng mặt trời từ nhỏ. Nàng có sung sướng không? Chắc là có chứ sao không: Nàng đã từng sống quen từ nhỏ trong chốn hoang vu, biệt lập này rồi cơ mà. Có thật là nàng sung sướng không? Chắc là có chứ sao không: Nàng vẫn thường chung vui hằng ngày với bốn cô con gái trong cảnh đồng tình luyến ái vì luyện võ công của Cổ Mộ phái đấy chứ. Vậy cớ vì sao mà nàng lại có vẻ buồn bã, u uất như thế? Tại sao nàng lại ưa cảnh ảm đạm, thích màu đen, một màu tối tăm, u ám như thế? Một tuyệt thế giai nhân như Phượng Nữ mà lại sống cách biệt, xa vắng với thế gian, không biết tới một ai và không một ai biết tới, thì thật là uổng.
Nhưng thật ra Vô Kỵ làm sao biết được Phượng Nữ có thật sự sống cách biệt, không biết tới một người đàn ông nào khác hay không? Nàng đã có mặt cứu chàng khỏi sự ám hại của Huyền Minh nhị lão thì tất nhiên nàng đã rời khỏi Cổ Mộ đài, nếu không nói là nhiều lần. Và không chừng nàng còn có dính líu gì đó tới Nhữ Dương Vương hoặc những quân thần trong vương phủ nữa.
Rồi Vô Kỵ lại chợt nghĩ: Ủa! Nàng nói là khi dùng Ngọc Nữ Tâm Kinh thì hai người phải cởi bỏ quần áo trần truồng thân thể, vậy khi nàng dùng công phu này để chữa Huyền Minh thần chưởng trong người chàng thì phải làm sao kìa? Hồi nãy khi nàng cởi áo rờ khắp người chàng, phải chăng đó là động tác mở màn cho cuộc chữa trị? Chàng cũng đã từng giúp Chỉ Nhược vận khí tống khứ Thập hương Nhuyễn cân Tán ra khỏi người, nhưng chỉ có tay đụng chạm vào người nhau thôi. Còn phải cởi hết quần áo để chữa bệnh thì thật là quá cỡ, ít nghe nói tới. Sự đụng chạm giữa chàng và Phượng Nữ tất nhiên phải sát cận, tức là hai người phải trần truồng ôm ấp với nhau.
Hình ảnh thân thể trần truồng của chàng và thân thể