là một vật, chịu sự chi phối của trời đất. Mà bản thân trời đất, vũ trụ lại chịu sự chi phối của quy luật Nhân – Duyên. Chính vì lẽ đó, con người trong cuộc sống cũng phải tuỳ duyên mà hành sự.
Lại nói, quy luật sinh tử mỗi con người đều phải trải qua, đó là quy luật sinh – trụ – dị – diệt. Vì vậy, phàm là con người trong cuộc sống, phải tự mình vươn lên, kéo dài sự tồn tại (trụ), giảm thiểu cái phá hủy (dị) để cuộc sống bản thân được dài lâu. Ấy là nổ lực của mỗi cá nhân.
Sử Tố Tố nghe xong mấy điều này liền không khỏi thắc mắc hỏi:
– Thưa đạo cô. Như đạo cô nói thế, có phải là mâu thuẫn không. Ở quy luật Nhân – Duyên, con người lại do nhân và duyên quyết định. Bản thân con người cũng chỉ là một sự vật bị chữ Nhân – Duyên chi phối. Trong khi đó, ở phần dưới, đạo cô lại bảo mỗi một cá nhân đều phải nổ lực phấn đấu, không ngừng vươn lên để chống lại số mệnh. Như vậy giữa hai điều này thực sự có mâu thuẫn không ?
Phật quang thánh cô nghe Sử Tố Tố lý luận như vậy không khỏi mỉm cười nói:
– Thực tế, vũ trụ luôn biến đổi, con người ở trong vũ trụ cũng luôn biến đổi, cái biến đổi đó chính là tuân theo quy luật sinh – trụ – dị – diệt mà ta đã nói. Tuy nhiên, bản thân con người cũng có thể được xem là một tiểu vũ trụ. Vì vậy, nếu nói vũ trụ chịu sự chi phối của Nhân – Duyên thì con người cũng bị chi phối như vậy. Tuy nhiên, bản thân con người lại có sinh lý, có tình cảm vì vậy, nếu con người chỉ suy nghĩ, chỉ hành động theo tình cảm nhất thời mà không thuận theo tự nhiên, chính là quy luật Nhân – Duyên thì sẽ gặp trắc trở, gặp khó khăn, mà bản thân lại không thể hoàn thành được. Như vậy, từ đó phát sinh tâm lý chán nản, rồi sinh ra ưu phiền, tổn hại tới sinh lý, làm bản thân sa vào ma đạo, mãi mãi không được siêu sinh.
Như vậy, bản thân 2 quy luật trên đồng thời tác động vào con người. Vì vậy, con người phải tùy cơ ứng biến, hành xử cho phù hợp với tự nhiên. Đó mới là điều quan trọng.
Sử Tố Tố nghe đạo cô luận giải xong, cũng lờ mờ hiểu ra đôi chút. Thế nhưng nàng không được kiên trì, nhất thời không tìm hiểu thêm nữa. Chỉ cho rằng, đạo học của Đạo cô thật là cao siêu khó mà hiểu hết được.
Đạo cô thấy Sử Tố Tố nghe rồi, khuôn mặt ngơ ngáo thì chỉ mỉm cười nói.
– Bản thân ta và cô nương gặp gỡ ở đây cũng là chữ duyên. Thế nên, ta xin hỏi, cô nương vốn dĩ xuất thân từ đâu. Phụ mẫu là ai ?
Sử Tố Tố được hỏi thì buồn rầu trả lời:
– Tiểu nữ vốn số phận long đong. Ngày còn nhỏ, chỉ sống với mẹ, chưa hề biết đến cha. Đến lúc biết được tin cha, thì cha đã chết, sau đó mẹ cũng bị kẻ gian giết hại. Bản thân trơ trọi một mình. Vốn định tìm kẻ thù để báo cừu.
Phật quang thánh cô thấy nàng cơ khổ như vậy, không khỏi mở lòng trắc ẩn, miệng nói:
– Con người vốn dĩ bị chữ “khổ” mà nên. Khi sinh ra đã thấy khổ rồi. Vì thế, đứa trẻ mới sinh ra đã khóc. Thực tế, cái khổ của con người nhiều lắm. Cô nương mất cha, mất mẹ cũng tự coi là mình khổ, nhưng cho dù cô nương có còn cha, còn mẹ thì vẫn khổ như thường. Đó là cái khổ nhân sinh. Vì thế, như ta đã nói lúc đầu, con người nên thuận theo tự nhiên. Việc gì đã qua, cô nương cứ để nó qua đi, để còn tiếp tục sống tiếp. Đóng góp những việc hữu ích cho đời.
Sử Tố Tố nhớ đến cha mẹ, tự nhiên hai mắt cay xè, thiếu điều chuẩn bị rơi nước mắt.
Đột nhiên, ngay giữa lúc đó, một thân ảnh mặc toàn đồ đen hạ xuống trên lan can lầu. Y là một quái nhân, có hai mắt trắng dã, tóc tai bù xù dài thượt. Khuôn mặt âm u.
Phật quang thánh cô nhìn thấy quái nhân đó không khỏi kinh hãi kêu lên:
– Hắc sát nhân !
Thân ảnh quái nhân đột nhiên chuyển đổi phương vị. Y không đáp lại một chút nào tiếng kêu vừa rồi của Phật quang thánh cô mà nhảy lại vung trảo thủ chụp lấy vai Sử Tố Tố đang đứng gần lan can lầu.
Sử Tố Tố thấy quái nhân tấn công vào mình, cũng không chịu lùi lại mà vung tay sử luôn một thế rất độc trong Tùy phong chưởng kêu là Ác Thác Thanh Vương tấn công trở lại quái nhân.
Quái nhân tấn công Sử Tố Tố cũng không ngờ nàng nhỏ tuổi như vậy mà lại có công phu võ công cao thế. Y tức tối hừ một tiếng, trảo biến thành chưởng trực tiếp va chạm với chưởng phong của thiếu nữ kia.
Phật Quang Thánh Cô thấy Sử Tố Tố dám ngang nhiên đấu chưởng với quái nhân thì không khỏi kinh hãi kêu lên:
– Không được thế !
Rồi cùng với tiếng kêu. Thân hình Phật Quang Thánh Cô đã xông ngay lại, chưởng phong vung lên thập đại công lực đánh vào người quái nhân.
Bùng một tiếng vang lên. Thân hình quái nhân bị luồng chưởng lực do 2 cao thủ chấn áp rơi thẳng xuống lầu.
Trong lúc này, hai người Sử Tố Tố và Phật Quang Thánh Cô mỗi người kích phải một chưởng của quái nhân cũng phải liên tiếp lùi lại.
Hai người vội vàng chạy ra lan can nhìn xuống thì thấy thân ảnh của quái nhân đã biến mất. Cả hai đều tròn mắt nhìn nhau. Không tưởng được quái nhân nọ không những không bị thương mà còn biến đi nhanh thế.
Sử Tố Tố không khỏi thắc mắc hỏi:
– Đạo cô có biết gã quái khách vừa rồi là ai không ?
Phật Quang Thánh Cô than dài nói:
– Tên gã đó cả võ lâm 20 năm trước ai mà không biết. Hắn chính là Hắc sát nhân Lý Bằng. Kẻ đứng thứ tư trong Bát ma nổi tiếng năm xưa.
Sử Tố Tố nghe đạo cô nói vậy không khỏi ngạc nhiên. Từ nhỏ, nàng vốn đã nghe mẫu thân kể chuyện về Bát ma, vốn biết bọn chúng rất tàn ác. Không ngờ vừa rồi nàng lại đứng ra đấu một chưởng với một tên trong số đó. Thật là không ngờ.
Hai người đang nói tới đó, đột nhiên, phía trong hành lan cánh trái xuất hiện 3 thân ảnh vận y phục tía. Cả ba thân thủ nhanh nhẹn, đã nhảy vào trong 3 phòng nơi mấy người đang nghỉ ngơi.
Sử Tố Tố vội kêu lên:
– Tặc nhân.
Rồi cùng với tiếng kêu đó, Sử Tố Tố và đạo cô vội vàng chạy thẳng vào trong.
Thế nhưng, hai người vừa quay đi, thì bên tai bỗng có tiếng gió rít thật mạnh. Cả hai kinh hãi vì bị tập kích, vội vàng vung tay đánh trở lại một chưởng.
Lại một tiếng bùm nữa nổi lên. Thân hình hai người lùi lại ba bước. Trước mắt đã thấy xuất hiện thân ảnh của quái nhân lúc nãy. Chính là gã Hắc sát nhân Lý Bằng.
Lúc này, phía trong 3 phòng đã nổi lên tiếng chưởng phong va chạm ầm ầm. Nhất thời, tiếng ầm ĩ đó làm náo loạn cả trong khách điếm.
Trong ba phòng bị tấn công đó, 1 phòng là của phu thê Ngọc Ban Thụ, 1 phòng là của lão sư phụ Bất giới, còn phòng thứ ba chính là nơi ở của một gã đệ tử của Càn Thanh Cung.
Tiếng quát tháo và chưởng phong nổi lên là do Bất giới hòa thượng và phu thê Ngọc Ban Thụ đấu với địch nhân. Còn nơi phòng trọ của gã đệ tử Càn Thanh Cung thì âm thanh thê thiết nổi lên. Gã nọ đã bị tên áo tía giết chết rồi.
Lúc này, ở bên ngoài, Hắc sát nhân Lý Bằng và 2 người Sử Tố Tố và đạo cô đang đánh nhau quyết liệt. Chưởng, Chỉ mù trời, chiến pháp nhanh như chớp giật.
Sử Tố Tố từ hồi sở đắc được nội công gần giáp tý công lực của Vân Linh truyền sang đã nhanh chóng thăng tiến võ công lên cao vô cùng. Nàng nọ giờ đây đã sử dụng được 8, 9 thành Tùy phong chưởng pháp của phụ thân Hoạt Thiên Tà năm xưa.
Chỉ có điều, hiện tại kinh nghiệm chiến trận của nàng còn kém. Vì vậy, đôi lúc nàng không biết biến thế ra sao để đối địch với thủ pháp tấn công của đối phương.
May sao, Phật quang thánh cô cũng đang tham chiến. Những lúc đó, đạo cô này liền ra sức cứu nguy cho nàng.
Hai người vừa đánh vừa bổ khuyết hỗ trợ cho nhau nên nhất thời một cao thủ có chân trong Bát ma như Hắc sát nhân Lý Bằng cũng không thể làm gì được bọn họ.
Bên trong phòng, sau khi gã áo tía giết được địch nhân rồi vội vàng đi ra. Nhưng gã vừa thoát khỏi phòng thì cũng là lúc mấy người bên các phòng khác nghe tiếng đánh nhau ầm ĩ mà lao tới.
Bốn gã đệ tử Càn Thanh Cung ở phòng sát nhau. Nay chúng thấy tiếng kêu thê thiết của đồng bọn, lại thấy gã áo tía từ trong phòng ấy đi ra, thì hiểu rằng người của mình đã bị gã giết chết, thế là cả bọn kêu lên một tiếng, hùa nhau lại nhầm gã áo tía đập nhầu.
Gã áo tía, mặt mày lạnh lẽo, cũng không sợ đối phương thế mạnh người đông, gã múa đao lên đón đỡ luôn.
Trong hành lan lúc này tiếng quát tháo và âm thanh kiếm chưởng chạm nhau ầm ầm. Nhất thời không biết bên nào thắng hay thua nữa.
Lạc Kinh Hùng chạy trong phòng ra, thấy bên phía hành lan là 2 trận đấu. Một là 4 gã đồng hành đang vây chặt gã áo tía vào giữa mà đâm chém, còn trận kia là Sử Tố Tố và Đạo cô đang đánh nhau với một quái nhân tóc tai rối bù, thân pháp nhanh nhẹn, thế chưởng biến hóa như điện.
Lạc Kinh Hùng quan ngại cho an nguy của mỹ nhân, liền cầm kiếm xông vào trận đấu.
Hắc sát nhân Lý Bằng, bị một lúc 3 cao thủ vây công, hẳn nhiên tình thế khó khăn. Hắn ban đầu cũng tưởng rằng thu thập địch nhân dễ dàng. Nào ngờ bọn người này ai nấy võ công đều không tầm thường.
3 người vây một, cuộc chiến tự nhiên căng thẳng hơn hẳn.
Sử Tố Tố sau một hồi giao chiến, đấu pháp đã tự tin hơn nhiều. Chiêu thức nàng đánh ra cũng không gò bó như lúc trước. Thế công tự nhiên mạnh hẳn lên.
Lạc Kinh Hùng lần đầu tiên chứng kiến mỹ nhân ra tay. Cũng kinh hãi và phục thầm nàng nọ chưởng phong, kiếm pháp nhanh lẹ vô cùng. Nhất thời hùng tâm nổi dậy. Cũng liên tục khua động kiếm pháp, dỡ ra tuyệt chiêu liên miên, hòng thể hiện năng lực bản thân trước mỹ nhân.
Hắc sát thần vì vậy mà bị một phen khốn đốn. Suýt mất lần tóe máu. Hắn điên cuồng biến hóa chiêu thức, giỡ ra sát chiêu liều mạng với đối phương.
2 tên áo