rồi phải không?
– Thế Cúc có nhớ không?
– Cúc nhớ, Cúc nhớ tới muôn đời. Không bao giờ quên được đâu chú Việt ơi. Bây giờ phải làm gì?
– Cúc hãy giữ lấy, đừng để tình yêu bay đi.
Có được không chú. Cúc còn nhỏ quá.
– Cúc bao nhiêu tuổi?
– 16
– Con gái 16 là lớn rồi.
– Cúc lớn rồi à?
– Ừ Cúc lớn rồi, Cúc cũng đã trưởng thành trong tình yêu nữa. Cúc đẹp như một nàng tiên nho nhỏ trong truyện thần thoại tây phương.
– Thật không?
– Sự thực đó, Cúc không nhìn thấy trong mắt anh sao?
– Trong mắt anh có gì đâu?
– Có hình bóng em trong đó.
– Nhưng có ở được đó lâu không anh?
Việt không trả lời Cúc, chàng ôm ghì nàng vào lòng, bờ môi Việt lướt nhẹ lên cổ nàng. Cúc thì thầm:
– Đừng bỏ em anh nhé.
Tiếng Việt thực nhỏ, thì thào trong hơi thở.
– Không bao giờ anh bỏ người Unh bé nhỏ này của anh đâu. Em như một báu vật trời ban cho anh.
Em thương anh lâu rồi, anh có biết không?
– Sao em không nói?
– Nói làm sao được. Anh là người tình của bà chủ em. Em chỉ là con nhỏ làm công, dù có yêu anh đến đâu cũng không dám ngỏ lời, em phải biết thân phận em chứ.
– Anh chỉ là một tên lính thôi; nào có danh vọng gì đâu
– Nhưng bà chủ em yêu anh. Bà ấy thường tâm sự với em, mối tình đầu này không bao giờ phai nhòa được.
– Tình yêu học trò, thuở còn thơ, bao giờ cũng nhìêu kỷ niệm. Còn bây giờ, bà Hồng có chồng rồi, chồng bà ta lại là sĩ quan cao cấp, thử hỏi anh còn chỗ đứng nào..trong cuộc sống bà ấy nữa không?
– Nhưng bà Hồng vẫn còn yêu anh. Ông chồng bà tuy oai quyền, nhưng nào có xứng với người vợ trẻ đẹp như bà Hồng. Ông ấy già quá rồi. Trong tim bà Hồng chỉ có hình ảnh anh thôi.
– Anh cũng không biết chắc điều đó, nhưng em có ghen không?
– Em làm sao dám ghen với bà Hồng. Em biết em là ai mà. Chỉ mong nếu sau này trời thương, cho em được gần anh mãi mãi, bà ấy đừng làm khó em là may rồi.
– Bà Hồng sẽ không làm khó em đâu, nếu em thực sự không ghen với bà ấy.
– Em sẽ không ghen thực mà.
– Em chịu chia sẻ tình yêu của người tình mình hay sao?
– Tại em với cao quá, được bây nhiêu cũng đủ rồi.
Việt cắn vào má Cúc.
– Em ngoan quá, chắc anh điên lên vì yêu em thôi.
Cúc kêu khe khẽ, nàng dụi đầu vô ngực chàng. Trời về khuya, gió thổi lành lạnh. Hai ngư’ời càng ngồi sát vô nhau hơn. Bỗng Việt hỏi nho nhỏ:
– Em có muốn đi đón anh Kỳ về bây giờ không?
Cúc ngồi bật dậy, nàng tưởng mình nghe lộn, hỏi lại:
– Anh nói đi đón anh Kỳ ra bây giờ à?
– Ừ anh muốn cho em một bất ngờ.
Cúc mừng quá ôm ghì lấy cổ Việt hôn thực mạnh. Nàng kéo chàng đứng dậy.
– Đi đi nghe anh.
Việt đứng dậy, chàng thuận tay bế bổng Cúc đặt lên yên xe, Cúc cười khúc khích, bá lấy cổ chàng. Việt hỏi:
– Còn người yêu của anh bây giờ thì sao?
– Em sẽ mãi mãi là của anh, dù cho anh xua đuổi, bỏ bê thế nào. Em đã thuộc về anh rồi.
– Và em sẽ ngoan ngoãn và bé bỏng mãi như thế này được không?
– Dạ.
Tiếng “dạ” nhẹ nhàng và êm ái làm Việt như chợt đi vào cơn mê. Chàng lái xe trở lại Saigon, gió đồng lùa vào mái tóc chạy dài ra phía sau. Cúc vòng tay ôm chặt lấy eo Việt, nàng áp má vào lưng chàng nghe tim đập mà lòng thổn thức. Thực không ngờ tình yêu tới với nàng như một giấc mơ.
Xe chạy tới cổng Trung Ương Tình Báo Hải Quân, Cúc đã thấy Kỳ ngồi ở phòng đợi dành cho thân nhân thăm nuôi. Nàng vẫy Kỳ rối rít, nhưng anh nàng vẫn không nhúc nhích. Người lính gác cổng nhìn Việt và Cúc mỉm cười, Việt bảo anh ta:
– Ông cho tôi ký nhận anh Kỳ bây giờ đượe không?
Anh lính đưa cuốn sổ cho Việt, chàng ký tên trong khi anh vui vẻ nói:
– Tôi chờ thượng sĩ đã mấy tiếng rồi, tống eái của nợ này đi mới được về ăn cơm.
Việt cười hì hì:
– Bây giờ anh muốn đem anh ta ra đây hay để tôi gửi lại đêm nay.
Anh lính gác vội vã quay vô trong gọi lớn:
– Ra đây đi thằng ông nội, mi ở đây đêm nay là chết tao đó.
Cúc thấy Kỳ đang ngồi yên không dám nhúc nhích, khi anh lính vừa gọi, Kỳ dứng bật dậy, nét mặt mừng rỡ, chạy vội vã ra chỗ nàng. Hình như Kỳ không để ý tới sự thân mật của Cúc và Việt, anh cúi đầu chào Việt thật lễ phép.
– Chào thượng sĩ, thượng sĩ lãnh em ra rồi à?
Anh lính gác cười ha hả, nói:
– Ông ấy không lãnh mày ra thì có Tết Công Gô mới được thả, còn hỏi.
Việt làm bộ lờ đi không nghe thấy anh ta nói gì, chàng bảo Kỳ:
– Leo lên xe đi.
Kỳ lật đật leo lên xe ngồi sau Cúc ngay.
Tự nhiên Cúc thấy tội nghiệp anh mình, hàng ngày Kỳ ngang bướng và lì lợm bao nhiêu, bây giờ ngoan ngoãn bấy nhiêu, ai nói gì nghe lời ngay. Mặt mũi khờ khạo, trông ngây ngô làm sao. Nàng xót xa mà không nói được lời nào. Việt đã cho xe chạy, Cúc nghe chàng hỏi Kỳ:
– Anh Kỳ có đói không?
Kỳ trả lời ngập ngừng:
– Dạ… thôi được rồi ạ.
Việt cười
– Từ sáng tới giờ anh ăn gì chưa?
– Dạ, hồi sáng họ có cho em ăn cơm.
– Rồi nhịn đói tới bây giờ?
Hình như Kỳ sợ cái gì, anh tránh né.
Tại em ăn không được.
– Nêú vậy bây giờ ehúng mình đi ăn nhé.
Kỳ vẫn ngần ngừ:
Dạ… dạ, em sợ phiền thượng sĩ.
– Phiền cái gì, đói thì ăn chứ tội vạ gì mà nhịn.
Chuyện đâu còn có đó, để thủng thẳng tính, trước sau gì cũng êm thôi.
– Dạ… dạ… trăm sự nhờ thượng sĩ thươllg, giúp dùm em.
Việt hỏi Cúc:
– Em muốn ăn gì?
– Em ăn gì cũng được.
Việt còn đang phân vân, Kỳ rụt dè nói: .
– Hay là mời thượng sĩ tới nhà em dùng cơm.
Cúc đồng ý ngay.
– Phải đó anh Việt à, để em bắt con gà nấu cháo, vừa để đãi anh, vừa mừng cho anh Kỳ được về.
Việt cười hì hì.
– Ăn cháo gù thì nhất rồi, nhưng gà đâu mà sẵn vậy.
Cúc nhanh nhẩu.
– Ở nhà má em nuôi mấy con gà dưới bếp để nhặt cơm gạo rơi rớt. Bây giờ cũng lớn đại rồi, thịt một con nấu cháo hai ngày ăn không hết.
Đã có chủ đích phải tìm hiểu gia đình Cúc nhiều hơn nữa, Việt nhận lời ngay.
– Nếu vậy trứ danh rồi, để anh đi mua cái gì uống cho vui nữa.
Kỳ nói ngay:
– Thượng sĩ có thích uống xá xị pha rượu đế không?
Việt cười lớn:
Như vậy là hợp gu nhau rồi, nghề của chàng đó.
Cúc cười theo:
– Nếu vậy bố em với anh Kỳ lại có thêm một bạn nhậu rồi.
Cúc vừa nói xong đã thấy Việt chạy xe qua cầu Bông, hẻm nhà nàng ngay dưới chân cầu. Việt quẹo xe xuống con dốc đầu hẻm bên xưởng cưa. Con hẻm cụt này càng vô trong đường xá càng chật chội, Việt phải đi chậm lại. Tới trước cửa nhà, Việt vừa đậu lại, chưa kịp xuống xe, đám em Kỳ đã chạy túa ra la lối ầm ỹ.
Việt theo Cúc và Kỳ đẩy xe vô nhà, căn nhà chỉ có một nửa là đất, được láng xi măng, còn nửa sau là nhà sàn nhô ra sông cầu Bông. Bố mẹ Kỳ và đám em xúm vô Kỳ hỏi han rôl rít, mọi người chẳng đẩ ý gì tới người khách lạ đứng bên Cúc. Đến khi Kỳ chỉ Việt giới thiệu vị ân nhân của chàng, lúc bấy giờ Bố mẹ Kỳ mới lụp chụp mời chàng ngồi, cám ơn rối rít làm Việt cũng línhquýnh. Một lúc sau Cúc nói với bố.
– Con mời anh Việt ở lại đây ăn cháo gà, uống rượu với bố. vậy để con xuống bếp bắt con gù làm thịt.
Có lẽ mẹ Cúc là người để ý trước nhất về cách xưng hô của con gái với người ân nhân của gia đình, bà làm bộ la con:
– Cái con bé này, sao mày dám kêu chú Việt bằng anh hả.
Việt mỉm cười đỡ lời Cúc:
– Dạ, thưa bác cứ để em Cúc gọi con như vậy cũng được mà. Chỗ con với anh Kỳ là bạn bè thôi, có gì đâu.
Bà cười dả lả bảo Cúc:
– Nếu vậy con ở đây nói chuyện với anh Việt cho vui đi để mẹ xuống bếp làm gà cho.
Kỳ nói vô:
– Phải đó Cúc, mày ở đây nói chuyện với thượng sĩ đi Tao chạy ra đầu hẻm mua ba xị đế nhé.
Bố Kỳ lật đật nói thực nhanh:
-Để tao đi mua cho, mày đâu có rành ba cái vụ này.
Nói rồi ông lụp chụp với chiếc áo máng trên ghế choàng vô, đi ngay.
Cúc cười, bảo Việt:
– Bố mẹ em ai cũng vậy đó, cái gì cũng dành làm lấy mới yên tâm.
– Việt thấy gần gũi với gia đình này một cách dễ dàng, mọi người tỏ vẻ thân thiết thật tự nhiên và mau lẹ. Mấy đứa em Cúc đã bám lấy chàng hỏi han lung tung.
Bữa cháo gà làm không khí gia đình nhộn hẳn lên. Kỳ cũng bắt đầu không còn rụt rè đối với Việt nữa. Chàng đã nhìn thấy cảm tình của Việt với em gúi mình. Hơn ai hết, Kỳ tìm mọi lời nói đẩy đưa để Việt và Cúc xích lại gần nhau hơn.